Bí quyết nhận biết rau sạch, bảo vệ sức khỏe

Việc sử dụng rau bẩn khiến bạn dung nạp nhiều chất độc hại vào cơ thể, lâu ngày gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe. Các loại hóa chất để nuôi trồng rau phát triển nhanh chóng hay diệt trừ sâu bọ cần một thời gian nhất định để tiêu hủy và không thể rửa sạch với nước. Vì thế nếu chúng ta ăn phải rau bẩn đồng nghĩa với việc tiêu thụ một lượng hóa chất độc vào cơ thể. Giữa một rừng những sự lựa chọn về rau, làm sao để có thể phân biệt được đâu là sản phẩm đáng tin cậy. 

Đọc tiếp bài viết này và thu nạp về cho mình những bí quyết chất lượng, giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái, nói không với thực phẩm bẩn. 

Những cách phân biệt rau sạch - rau bẩn 

Ngoài những biện pháp về kỹ thuật phức tạp, người tiêu dùng có thể sử dụng một vài mẹo thông dụng để phân biệt rau nên sử dụng như:

Căn cứ vào mùa vụ

Hạn chế sử dụng các loại rau củ trái mùa. Bởi lẽ hầu hết để nuôi trồng các loại rau củ đó, người ta thường phải sử dụng hóa chất giúp tăng trưởng nhanh chóng, cải thiện sản lượng. Vì vậy người tiêu dùng rất dễ gặp phải các loại rau bẩn, không đảm bảo việc đã được rũ bỏ hóa chất. 

Quan sát đặc điểm bên ngoài

Rau sạch:

- Rau sạch sẽ có các đặc điểm như: màu hơi nhạt, thân nhỏ và hơi dai, chắc chắn, không dễ bị gãy, lá to.

- Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện các lỗ sâu li ti do sâu cắn phá.

- Các loại củ cuống vẫn còn tươi, không quá bóng, nhẵn mà vẫn còn chút sần sùi tự nhiên

- Các loại quả như cà chua sẽ có màu không đồng đều do chín tự nhiên.

Rau bẩn:

- Rau bẩn sẽ có lá màu xanh đậm do bón nhiều phân đạm, thân xốp, mềm dễ gãy.

- Do được phun kích thích nhiều lên phần thân và lá sẽ phát triển đều và to.

- Lá rau luôn xanh mướt, không có dấu hiệu của sâu ăn. 

- Rau củ đều có phần cuống rất tươi, láng mịn, sáng bóng.

Chú ý đến mùi vị

Các loại rau khi có hóa chất sẽ không còn mùi tự nhiên mà xuất hiện mùi lá. Đặc biệt khi xào nấu rất dễ gặp tình trạng xạm, đen, màu đậm bất thường. 

Xem xét theo từng loại rau

- Một số loại rau dễ bị phun thuốc hóa học: các loại đậu, dưa chuột, cà pháo, rau họ cải, súp lơ, rau muống, khổ qua, rau cải...

- Những loại rau ít có tác động của chất hóa học: Cà rốt, củ cải, bí xanh, bầu, mướp, măng tây, cà chua...

Thời gian bảo quản

Đối với rau củ sạch thời gian bảo quản sẽ khá dài. Thông thường thời gian bảo quản trong ngăn mát đối với rau sạch sẽ là từ 5 ngày đến 1 tuần. Còn đối với các loại củ  có thể lên đến 15 ngày.

Rau bẩn khi mua về dù có bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cũng chỉ để được khoảng 2-3 ngày, rau sẽ có dấu hiệu thối dần và chảy nước. Các loại củ như khoai tây, su hào, cà rốt thường có tẩm hóa chất bảo quản sẽ để được thời gian khá dài, vì các loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của enzym cao để củ không bị hư hỏng.

Cách sơ chế, làm sạch rau

Rau củ khi mua về cần được rửa thật sạch với nhiều lần nước. Sau đó bạn có thể sử dụng muối để ngâm rửa, loại bỏ bụi bẩn cũng như vi khuẩn gây hại. 

Một số lưu ý trong quá trình sơ chế rau:

- Đối với các loại rau còn nguyên cuống lá như xà lách, rau cải … tốt nhất cần rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy.

- Đối với các loại củ quả có bề mặt của vỏ ngoài cứng như khoai tây, cà rốt, khoai lang chúng ta có thể dùng bàn chải lông mềm để cọ rửa thật sạch.

- Phương pháp ngâm nước muối chỉ làm bão hòa lượng hóa chất, chứ không loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu còn tồn dư trên rau.

- Xử lý rau củ quả bằng sục Ozone giúp phá hủy các chất bảo vệ thực vật đến 99%, giúp nhanh chóng loại bỏ các hóa chất còn tồn tại trên bề mặt rau củ quả.

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi các thông tin từ Muỗm, chúc bạn luôn biết cách lựa chọn những nguồn thực phẩm tươi sạch để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình!